Mô tả
Khớp nối mềm cao su là loại khớp nối sử dụng vòng đệm đàn hồi (có cấu tạo bằng cao su) dựa theo vị trí sai lệch của các trục để truyền chuyển động. Các vòng, đệm đàn hồi có tác dụng làm giảm giảm lực tác dụng cũng như bù trừ sai lệch của trục.
Đặc tính kỹ thuật khớp nối mềm cao su
- Kiểu: Khớp nối cao su
- Kiểu kết nối: Khớp nối mềm mặt bích
- Áp suất: PN16
- Đường kính: DN32-D600
- Mặt bích: Thép, SS304
- Cao su: Cao su tổng hợp đặc biệt
- Nhiệt độ làm việc: – 10 °C đến 90 °C.
Nguyên lý hoạt động của khớp nối mềm cao su
Công đoạn liên kết vòng đệm cao su số hai sẽ được lắp lồng vào chốt trụ số ba của khớp nối mềm. Chốt trụ theo đó được định vị trên nửa khớp nối một bằng mặt côn và khi siết chặt đai ốc chốt sẽ được nối cứng với khớp nối một theo một cơ chế định hình, đồng thời sẽ ép vòng cao su lại tạo nên một lực nén. Vòng cao su sẽ có xu hướng giãn nở theo hướng kính rồi sau đó tiếp xúc với lỗ trục trên nửa khớp nối còn lại.
Khi khớp một hoạt động sẽ kéo theo chốt ba quay theo, mặt trục trên cũng vì thế mà chốt ép vào vòng cao su và từ đó làm vòng cao su ép vào lỗ trong của khớp kia rồi chuyển động theo. Vòng cao su với khả năng tạo nên sự biến dạng đàn hồi vô cùng lớn vì thế nếu như hai trục lệch tâm, góc lệch nhỏ xảy ra thì nhờ vào
Ứng dụng của khớp nối mềm cao su
- Khớp nối mềm trong ngành công nghiệp: Lắp đặt cơ khí và kỹ thuật máy.
- Trong việc cấp nước: Trong sinh hoạt và công nghiệp chất lỏng.
- Ứng dụng khớp nối mềm trong ngành thủy lợi: Đóng tàu và kỹ thuật hàng hải.
- Khớp nối mềm trong các lính vực khác: Nhà máy điện và trạm hạt nhân, HVAC, phòng cháy chữa cháy,…
Các tác dụng chính của khớp nối mềm cao su
- Khớp nối mềm có tác dùng bù đắp sự giãn nở nhiệt và nén.
- Là khớp nối giữa các đường ống dẫn để tạo sự co giãn.
- Khớp nối mềm ngăn chặn tiếng ồn và rung động để bảo vệ các hệ thống được kết nối.
- Để cung cấp cho niêm phong đúng với cấu trúc đàn hồi của họ, nơi các đường ống dẫn đi xuyên qua tường.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.